Đặt tủ thuốc ở đâu?
Tủ thuốc cần đặt ở vị trí cao để trẻ không với tới được và phải có khóa. Trẻ nào cũng thích mở tủ. Khi thấy các hộp thuốc lọ thuốc nhỏ xinh, trẻ nào cũng muốn mở ra và nếm thử.
Những ống thuốc aspirine và các chai thuốc an thần mà nhiều người lớn vẫn coi thường, lại thường là những thủ phạm gây ra nhiều vụ ngộ độc nhất cho trẻ em :
Không nên để tủ thuốc ở những nơi ẩm hoặc nóng.
Trong tủ thuốc nên có :
- Bông, gạc
- Băng buộc, băng dính (keo)
- Kéo
- Kẹp
- Ống thụt.
- 1 lọ sérum sinh học
- 1 bình thuốc sát trùng
- 1 ống cặp sốt
- 1 lọ xà phòng nước
- 1 hộp viên nhuận tràng loại đặt hậu môn
- 1 ống va-dơ-lin
- 1 ống aspirine hay paracétamol dạng viên, gói, hoặc loại đặt ở hậu môn như: Efferalgan, Dolipral...
Ngoài ra, có thể có một hộp băng cầm máu loại "Stop HÉMO": băng gạc có tính chất cầm máu.
Giữ thuốc thế nào?
Thỉnh thoảng, chúng ta nên coi lại các thứ thuốc ở trong tủ thuốc để xem loại nào còn dùng được, loại nào nên vứt đi, thứ nào đã dùng hết, phải mua bổ sung.
- Những ống thuốc tiêm (chích): nếu còn hộp thì hạn ngày còn dùng được, có ghi ở vỏ hộp.
- Loại thuốc kháng sinh và sulfamide: thuốc dùng thừa nên vứt đi vì những thuốc này khi dùng phải do bác sĩ chỉ định.
- Thuốc viên, viên con nhộng, gói: phải để ở nơi khô ráo.
- Thuốc nhỏ mắt: một khi đã mở rồi, chỉ dùng trong vòng 15 ngày.
- Thuốc mỡ: nếu bóp ống thuốc mỡ thấy có nước mà phần còn lại bị cứng: vứt cả ống đi. Những thuốc mỡ có chứa chất kháng sinh hoặc sulfamide chỉ dùng được trong vòng vài tuần.
- Chất bột: phải để ở nơi khô ráo.
- Dung dịch sérum sinh học: cần thay luôn.
- Sirô: khi đã mở, chỉ dùng được trong thời gian vài tuần lễ
- Viên đặt ở hậu môn: để nơi khô ráo.
Bác sĩ chuyên khoa nhi
Có nhiều người tích rất nhiều loại thuốc trong tủ thuốc gia đình, nghĩ rằng như vậy sẽ ứng phó được với tình hình sức khỏe của con cái và cả mọi người trong gia đình.
Trẻ sốt ? Cho uống thuốc kháng sinh ! Da bị mẩn đỏ ? Bôi thuốc mỡ ! Mệt ? Cho uống thuốc bổ ! Khó ngủ ? Cho uống thuốc an thần !
Hành động như vậy chưa đủ và đôi khi còn không có lợi vì đấy là sự cố gắng xóa dấu vết các triệu chứng một căn bệnh nào đó chưa được biết.
Các bác sĩ chuyên môn, cần nhìn vào các triệu chứng đó để xác định được bệnh và quyết định cho Bé dùng thuốc gì để điều trị bệnh.
Trong mấy năm đầu, người bác sĩ rất cần cho trẻ, kể cả các cháu khỏe mạnh. Vì ngoài việc chữa bệnh, bác sĩ còn có nhiệm vụ quan trọng nữa là phòng bệnh. Cho tới 6 tuổi, các cháu cần phải được bác sĩ theo dõi sức khỏe, kiểm tra sự phát triển về mọi mặt, tiêm chích phòng bệnh và chữa bệnh.
Ở mọi thành phố và tỉnh đều có các bác sĩ chuyên trị các bệnh trẻ em và các bệnh viện có khoa nhi riêng biệt, bạn nên tìm biết các địa chỉ đó để đưa các cháu tới khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh khi cần thiết.