Tác dụng và cách ăn 'Đông trùng hạ thảo'

TP - "Đông trùng hạ thảo" (Chinese caterpillar fungus) là một vị thuốc Đông y, "mùa đông trông tựa con bọ, mùa hè trông tựa cọng cỏ" mà có tên như vậy. rpillar fungus) là một vị thuốc Đông y, "mùa đông trông tựa con bọ, mùa hè trông tựa cọng cỏ" mà có tên như vậy. "Đông trùng hạ thảo" vào mùa hè - Ảnh: WikipediaNghiên cứu Đông y học hiện đại cho thấy trong "Đông trùng hạ thảo" (có khi còn gọi gọn là "trùng thảo", nguyên nghĩa âm Hán Việt là "Côn trùng mùa đông, cây cỏ mùa hè") có chứa các thành phần bổ dưỡng như protein, chất béo, chất thô dạng xơ, carbohydrate, nhiều loại vitamin, sellar, cordycepose, cordicepic acid, amino acid và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như Sắt (Fe), Phốt pho (P), Canxi (Ca), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Sêlen (Se)...

Mấy năm gần đây, các nhà y học nghiên cứu phát hiện "Đông trùng hạ thảo" có tác dụng ức chế trực khuẩn lao (tubercle bacillus) rất rõ rệt, có thể phòng ngừa, chữa trị các tổn thương thận do dược phẩm.

"Đông trùng hạ thảo" còn có tác dụng nâng cao chức năng miễn dịch của tế bào có công hiệu điều trị nhất định đối với bệnh nhân viêm gan B, ngăn chặn xơ gan.

Ngoài ra, kết quả thực nghiệm của các nhà khoa học Nhật Bản còn cho thấy, "Đông trùng hạ thảo" có tác dụng thúc đẩy tế bào lá lạch nội tiết ra insulin. Khác với chỉ đơn thuần hạ thấp trị số đường máu của dược phẩm Tây y nó chỉ khởi động tác dụng khi trị số đường máu vượt quá ngưỡng bình thường.

Phương pháp thực liệu của "Đông trùng hạ thảo" như sau:

1. Trùng thảo - Vịt:

Dùng 3-5 nhánh "Đông trùng hạ thảo", 1 con vịt đực già, hầm chung, húp nước súp, ăn cái.

Phương thuốc này có tác dụng từ âm bổ thận, điều trị thích hợp các chứng váng đầu hoa mắt, ù tai điếc tai, đau răng, phiền muộn mất ngủ, lòng bàn chân bàn tay nóng ran, ho hụt hơi, lưng hông và các khớp xương đau nhức...

2. Trùng thảo - Gà:

"Đông trùng hạ thảo" 4-6 nhánh, gà đen 1 con, làm sạch lông, moi hết phủ tạng, hầm chung húp nước, ăn cái.

Phương thuốc này có tác dụng bổ thận trợ dương, chữa trị các chứng đầu óc choáng váng, trí nhớ giảm sút, tim đập dồn dập, nhìn đồ vật mờ ảo, chập chờn, cơ thể suy nhược dễ cảm cúm, đổ nhiều mồ hôi, sợ lạnh...

3. Trùng thảo - Nhau thai:

"Đông trùng hạ thảo" 10-20 nhánh, 1 chiếc nhau thai tươi (nhau thai sinh con so), cùng hầm cách thủy để ăn.

Phương thuốc này có tác dụng đại bổ âm dương, rất công hiệu trong điều trị các chứng suy nhược lâu sau khi ốm dậy, khí huyết kém, đổ mồ hôi trộm, lưng hông và các khớp xương nhức mỏi, hơi thở hổn hển, đầu váng, mắt hoa...

4. Trùng thảo - Cơm:

"Đông trùng hạ thảo" 1-2 nhánh, rửa sạch, hấp cơm chín, ăn. Phương thuốc này có tác dụng điều trị bệnh viêm gan B rất hiệu quả.

DS.Bùi Tú Loan
Theo T/C "Bạn của sức khỏe" TQ

Orginal Source Tác dụng và cách ăn 'Đông trùng hạ thảo'

Bài liên quan

©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper