Đầu - Tai

Xỏ lỗ tai :

Một số bà mẹ muốn xuyên vành tai dưới cho con gái để đeo đồ trang sức . Việc làm này không có gì nguy hiểm với điều kiện các dụng cụ dùng để xuyên lỗ tai cho trẻ phải được rửa sạch và tiệt trùng cẩn THẬN , NHẤT LÀ HIỆN NAY , KHI ÐANG CÓ DỊCH BỆNH AIDS tràn lan trong thành phố .

Viêm xương chũm ở tai :

Sau vành tai mỗi người chúng ta đều có một gò xương vồng lên với đặc điểm là có những điểm nhỏ hõm xuống , vì thế được gọi là xương chũm . Trong số các hõm này , quan trọng nhất là hõm thông với tai trong . Khi tai giữa bị viêm , hõm này dễ bị nhiễm trùng và mưng mủ .

Ngày nay , chứng viêm xương chũm không còn phổ biến như trước kia . Nhưng việc phát hiện các cháu nhỏ , nhất là các cháu sơ sinh mắc chứng này ở giai đoạn đầu rất khó , vì các cháu chỉ biết khóc mà không nói được là đau ở đâu .

Bởi vậy , các bà mẹ cần chú ý , khi thấy tai của cháu bé chảy nước hay chảy mủ nhiều , màng nhĩ có sắc thái khác thường , cháu bị sốt và người gầy rộc đi . Cần đưa cháu tới bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng để khám . Nếu việc uống thuốc kháng sinh đã kéo dài mấy tuần mà cháu vẫn không khỏi thì phải phẫu thuật để chữa trị .

Viêm tai trong :

Phần trong tai , sau màng nhĩ khi bị viêm thường kèm theo viêm họng . Các cháu bé sơ sinh hay bị chứng viêm này vì trong tư thế nằm , con đường thông nhau giữa tai và sau mũi trở nên rộng thoáng khiến vi trùng và VI RÚT DỄ LÂY LAN Ở CẢ 2 NƠI .

NHƯNG BIểU HIệN ở CHáU Bé - Những cháu bé chưa nói được khiến người lớn không biết cháu đau ở trong tai . Cháu có thể khóc , cọ tai xuống gối , nhưng cũng không đủ để mọi người hiểu . Tuy vậy , có một số triệu chứng sau làm chúng ta có thể nghĩ tới chứng viêm tai trong : cháu bị rối loạn tiêu hóa , đi tướt (ỉa lỏng) , nôn ói , ho , cựa quậy luôn và khó ngủ . Việc đầu tiên của bác sĩ là khám tai và coi nhĩ tai cho cháu .

Với các cháu lớn thì việc xác định bệnh dễ dàng hơn vì CÁC CHÁU NÓI ÐƯỢC LÀ THẤY ÐAU TRONG TAI .

PHƯƠNG PHáP CHữA TRị - Thoạt đầu , khi tai bé bắt đầu bị sưng , đau , bác sĩ thường cho thuốc nhỏ vào tai để giảm đau . Sau này khi chỗ viêm đã có mủ , nhiều khi bác sĩ tai-mũi-họng phải tìm cách chọc một lỗ thủng ở nhĩ làm lối thoát cho mủ chảy ra và lấy mủ xét nghiệm xem chỗ viêm bị loại vi trùng hay vi rút nào gây bệnh .

HIệN TƯợNG TAI CHảY Mủ - Nhĩ có thể tự thủng để mủ chảy ra ngoài . Trường hợp này vẫn cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng , vì như vậy chưa phải là bệnh sẽ hết . Ngay việc cho các cháu uống thuốc kháng sinh , bác sĩ cũng phải cân nhắc và theo dõi . Nhiều khi nhìn bề ngoài nhĩ , tưởng như đã khỏi vì thuốc có tác dụng nhanh nhưng thật ra không phải như vậy . Bệnh vẫn âm ỉ , chưa khỏi hẳn và có những biến chứng vào xương chũm khiến đứa trẻ sút cân , gầy yếu , và tới một lúc nào đó , bệnh lại trở lại .

Sau nhiều lần uống thuốc kháng sinh , tai không có mủ nữa nhưng lại có một chất nước sền sệt . Hiện tượng này kéo dài khiến nhĩ bị tổn thương nặng làm Bé bị giảm thính lực .

Trong thời gian chữa trị , Bé phải gài trong tai một ống thông , có khi trong nhiều tháng .

Nếu Bé bị đau tai nhiều lần , bị đi bị lại , các bác sĩ sẽ nạo V .A cho cháu .

Vành tai dị dạng :

Nếu vành tai cháu bé xa da đầu quá , chớ nên dính vành tai vào da đầu bằng băng keo hoặc bắt cháu đội mũ xụp xuống cả ngày để hòng sửa đổi được cái dáng của đôi tai .

Bạn hãy kiên trì đợi tới khi cháu lên 8 hoặc 9 tuổi , vì tới lúc đó mới sửa được cho cháu bằng phương pháp phẫu thuật rất đơn giản .

Vật lạ trong tai :

Nếu bạn không thể lấy ngay vật mà Bé đã nhét vào tai cháu thì đừng cố . Như vậy , bạn có thể làm tổn thương ống tai của Bé . Hãy đưa BÉ TỚI BÁC SĨ KHOA TAI-MŨI-HỌNG NGAY . Ở đó , bác sĩ có các dụng cụ chuyên môn để lấy vật ra .

Ðiếc :

Ðiếc là chứng bệnh không phải là hiếm thấy ở trẻ em . Các cháu có thể bị nghễnh ngãng hoặc điếc hoàn toàn . Hậu quả của tật điếc làm các cháu chậm biết nói . Nhiều bà mẹ không biết con mình bị tật này vì thấy con vẫn bình thường , nghĩ rằng cháu bé chỉ phát triển chậm đôi chút về trí tuệ . Một cháu bé hát sai có thể vì nghe không tốt : cần phải kiểm tra KHẢ NĂNG THÍNH GIÁC CỦA CHÁU .

PHáT HIệN TậT ÐIếC của các cháu càng nhỏ , càng khó . Bố , mẹ các cháu nhỏ nên để ý theo dõi phản ứng của các cháu với các tiếng động hàng ngày như : tiếng nói nhỏ , tiếng rađiô , tiếng tích tắc đồng hồ , tiếng kẹt cửa v .v . . . Nếu có điều gì nghi ngại , nên đưa ngay cháu tới bác sĩ chuyên khoa tai để thử .

Việc kiểm tra định kỳ về thính giác cho các cháu thường được tiến hành khi các cháu được 9 tháng và 24 tháng . Hiện nay , ở các bệnh viện sản hoặc nhà hộ sinh , người ta đã áp dụng các phương pháp kiểm tra thính giác cho các cháu bé mới sinh được vài ngày hay vài tuần .

NGUY? NHÂN CủA TậT ÐIếC thì nhiều :

- Cháu bé có thể bị điếc bẩm sinh do di truyền hoặc bị nhiễm bệnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ , như bệnh thủy đậu chẳng hạn .

- Cháu bị điếc nhẹ sau khi mắc một số bệnh ; hoặc bị viêm tai mà chữa trị nửa chừng ; hoặc do uống một số thuốc kháng sinh (như gentamicine) và bị ảnh hưởng của thuốc .

Bài liên quan

Đầu - Thóp
Đầu - Vẩy trên đầu
Đầu - Bệnh viêm màng não
©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper