Đầu - Mũi

Vật lạ trong mũi :

Nếu Bé tống một vật nhỏ và làm kẹt vật đó trong mũi , thì bạn cần lấy ngay ra cho cháu . Nhưng phải cẩn thận , nếu không , bạn có thể làm cho vật tụt sâu thêm vào làm thương tổn tới phần niêm mạc bên trong . Nếu khó lấy vật ra , không nên cố mà nên đưa Bé tới bác sĩ chuyên khoa về tai-mũi-họng vì ở đó có nhiều dụng cụ chuyên môn để thực hiện việc đó có kết quả .

Sổ mũi , viêm mũi , viêm mũi - họng :

SỔ MŨI LÀ MỘT CHỨNG NHẸ Ở trẻ em : thán nhiệt hơi cao hơn bình thường , mũi chảy nước (một chất nhầy lỏng , không màu) . Với các cháu lớn , chỉ vài hôm là khỏi . Các cháu bé sơ sinh thì kèm theo một vài hiện tượng như khó ngủ , khó thở làm cho các cháu bú khó (vì khi bú không thở được) .

Các bà mẹ có thể dùng các dụng cụ hút nước mũi cho các cháu , thường bán ở các hiệu thuốc ; nhỏ mũi cho các cháu bằng các loại thuốc dành riêng cho trẻ em . Tránh dùng các thuốc có dầu và các loại thuốc làm co mạch máu .

Viêm mũi-họng là chứng bệnh về mũi nhưng lan từ phần sau của hốc mũi cho tới họng và có các triệu chứng như : chảy nước mũi , có thể sốt cao , thân nhiệt tăng đột ngột nên có thể gây co giật ở các cháu nhỏ , ho , không chịu ăn , ỉa chảy .

Ðể chữa trị cần : nhỏ thuốc mũi cho cháu , cho uống thuốc sốt . Bệnh sẽ khỏi sau vài ngày .

Tuy vậy , bệnh có thể biên chứng như : viêm tai , viêm thanh quản , viêm phế quản và phổi .

Ðể chữa những biến chứng này , phải cho cháu uống thuốc kháng sinh theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định .

Viêm mũi-họng tái phát - Mùa đông , các cháu bé thường bị đi bị lại bệnh viêm mũi-họng , dẫn tới viêm tai khiến các cháu thường xuyên bị ho , sổ mũi , xuống sức và chậm lớn .

Nguyên nhân có thể do : dị ứng , khả năng miễn nhiễm của cơ THỂ YẾU , THIẾU CHẤT SẮT , THIẾU VITAMIN D . Nhưng , cũng có thể do các điều kiện về khí hậu và nơi ở như : không khí khô tự nhiên hoặc vì sưởi nóng , bụi phấn hoa , sự lây nhiễm giữa các trẻ trong tập thể , khói thuốc lá do người lớn hút trong nhà đóng kín cửa v .v . . .

Cũng nên chú ý rằng cơ thể các cháu nhỏ sau thời gian tránh được một số bệnh vì thừa hưởng khả năng miễn nhiễm của mẹ và do bú sữa mẹ , nay phải đi vào một thời kỳ tập tự chống chọi với các vi trùng và vi rút . Do đó , có thể coi mỗi lần cháu bé bệnh là một lần cơ thể của cháu có dịp luyện tập để chống cuộc xâm lăng của các nhân tố có hại tấn công từ bên ngoài , để tạo cho mình khả năng chống nhiễm . Giai đoạn miễn nhiễm của trẻ hết khi cháu 6 - 7 tuổi .

Bởi vậy , việc dùng thuốc kháng sinh để chữa trị cho các cháu phải theo sự chỉ định có cân nhắc của bác sĩ . Chỉ dùng thuốc để trị bệnh , chưa hắn đã là tốt . Phải dành phần tiêu diệt vi trùng và vi rút cho chính cơ thể của cháu bé , sao cho cơ thể có khả năng tự miễn nhiễm , tăng cường sức khỏe cho cháu bé như cho cháu tắm nắng , thay đổi không khí chỗ ở (ÐI NGHỈ Ở BIỂN , Ở NÚI . . .) , dùng thuốc để có thêm chất gammaglobuline trong máu , tổ chức các cuộc đi tắm nước khoáng v .v . . .

Nếu cháu luôn bị đau tai cũng nên nghĩ tới vấn đề nạo V .A Ở HỌNG CHO CHÁU . VIỆC NẠO V .A CŨNG có tác dụng làm cho cháu thở dễ khi ngủ , tránh được tật ngáy .

Bài liên quan

Đầu - Thóp
Đầu - Vẩy trên đầu
Đầu - Bệnh viêm màng não
©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper