Ngực - Ho

Ho :

Bình thường , những đường hô hấp luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ do có những lớp lông nhỏ phủ trên lòng ống không ngừng chuyển động để đẩy các chất bẩn ra ngoài . Ho là một phản ứng của cơ thể , dùng hơi phổi tống các chất lạ hoặc chất nhầy do chính ống dẫn khí đã tiết ra nhiều quá , ra khỏi các ống dẫn khí . Bởi vậy ho là một phản ứng bảo vệ cần thiết của cơ thể , cho nên nhiều khi , không nên tìm cách ngăn cản việc ho .

Ðể chữa trị bệnh ho , bác sĩ thường đặt nhiều câu hỏi để tìm nguyên nhân như : ho từ bao giờ , hay ho vào lúc nào? tiếng ho vang cao hay khàn khàn? Kèm với việc ho cháu bé có sốt không , có chảy nước mũi không , có khó thở không , có chất nhầy ở phân hay khi bị nôn ói không ? . . . Bác sĩ còn chú ý xem có phải là cháu bị lây ho gà hay bệnh sởi không?

Chúng ta nên phân biệt nhiều thứ ho khác nhau như sau :

* Ho cấp tính thường kèm theo sốt các trẻ em bị viêm đường hô hấp trên ;

* Ho mạn tính do viêm lâu ngày các đường hô hấp trên , như bị viêm xoang chẳng hạn ;

* Ho không kèm theo sốt có thể do dị ứng như hen ; thường các cháu ho khan và ho từng cơn ;

- Ho đêm ở các cháu sơ sinh do các chất nhầy tích tụ làm tắc các đường dẫn khí ; để các cháu bé khỏi ho , chỉ cần nhấc cháu bé dậy và bế theo chiều đứng để các chất nhầy tích tụ trong các đường dẫn khí chảy thoát đi ; ho đêm cũng có thể là triệu chứng của sự lưu thông ngược chiều của các chất ở đoạn từ miệng tới dạ dày ;

* Ho tiếng khàn khàn từng tiếng một có thể do viêm họng ;

* Ho từng cơn dài có thể là ho gà .

Nếu bất chợt cháu bé ho sặc sụa , không bị sốt nhưng thở khó khăn làm mặt tái đi thì có thể do cháu bé đã nuốt hoặc tống một vật GÌ VÀO HỌNG .

CáCH CHữA TRị - Như trên đã nói , nhiều khi không nên ngăn cản bé ho . Các loại thuốc an thần , giảm ho có khi lại có hại làm cho cháu bé khó thở . Bởi vậy , các bác sĩ thường tìm loại thuốc có tác dụng làm loãng các chất nhầy ra để dễ tống chúng ra khỏi các đường ống dẫn khí .

Chỉ khi nào cháu bé ho khan nhiều quá , bị mất sức vì ho ban đêm thì bác sĩ mới cho cháu uống thuốc an thần để làm dịu cơn ho như trong trường hợp cháu bị ho gà .

Ðối với các cháu bi ho kinh niên , hay bị đi bị lại , người ta thường áp dụng phương pháp vận động hô hấp hỗ trợ việc thở nhân tạo .

Ho gà :

Ngày nay , nhờ phương pháp tiêm phòng bệnh , nên ít trẻ em bi BỆNH HO GÀ . VỚI CÁC CHÁU nhỏ không được người lớn cho đi tiêm chủng đủ liều thì HO GÀ VẪN LÀ MỘT BỆNH DAI DẲNG , ÐÁNG sợ .

Từ 8 tới 10 ngày sau khi tiếp xúc với một trẻ khác mang bệnh , cháu bé bắt đầu có các triệu chứng bị lây như : sốt nhẹ , bắt đầu ho và càng lúc càng ho nhiều hơn .

Từ ngày thứ 15 trở đi , cháu ho từng cơn . Mỗi cơn ho làm người cháu co dúm lại , mắt đỏ ràn rụa nước mắt . Sau cơn ho , cháu vội hít thở từng hơi dài nghe có những tiếng rít đặc biệt . Ðôi khi miệng cháu có những chất dãi dính không nhổ ra được khiến cháu bị nôn ói .

Mỗi ngày cháu nhỏ có thể bị tới mấy chục cơn ho , số cơn càng nhiều chứng tỏ bệnh cháu càng nặng . Hiện tượng này kéo dài từ 2 tới 3 tuần hay hơn nữa , rồi mới thuyên giảm .

Nếu cháu vừa ho vừa sốt thì cháu có thể bị thêm chứng viêm đường hô hấp .

Thuốc kháng sinh ít tác dụng tới bệnh ho gà nên khi trị bệnh , các bác sĩ chủ yếu dùng thuốc an thần làm cho các cháu đỡ ho và ngủ được .

Vì những cơn ho tới bất thường nên phải thay đổi cách ăn của các cháu . Lúc nào cháu ngớt cơn thì tranh thủ cho ăn ngay , không kể giờ giấc .

Ðối với các cháu từ 12 - 18 tháng tuổi - Ho gà rất nguy hiểm đối với các cháu bé ở độ tuổi này vì có thể làm cho các cháu chết vì không thở được . Bởi vậy , phải cho cháu nằm bệnh viện để được săn sóc kỹ càng trong một thời gian cần thiết .

Việc tiêm chủng phòng bệnh ho gà thường được phối hợp với việc phòng các bệnh uốn ván , bạch hầu , bại liệt bắt đầu từ 3 tuổi . Sau khi đã bị lây bệnh , việc tiêm chích thuốc gamma globuline trước khi cháu bé bị lên cơn , cũng có tác dụng làm giảm cơn hoặc ngăn kháng cho các cơn ho xảy tới

Theo nguyên tắc , một trẻ em đã đi nhà trẻ hay tới trường , cần phải để nghỉ ở nhà 1 tháng , kể từ khi Bé bị cơn ho đầu tiên . Việc cách ly cháu bé bị bệnh với các anh , chị em trong nhà cũng cần phải như vậy .

Bài liên quan

Rối loạn hô hấp
Ho
Ngực - Khó thở
©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper