Thiết Chẩn

Thiết là cắt mổ xẻ để phân tích. Đây là khâu cuối cùng trong tứ chẩn, nhằm tập hợp đầy đủ các triệu chứng, giúp cho việc chẩn đoán bệnh được toàn diện. Gồm có 2 phần : sờ nắn (Án chẩn) và xem mạch (Mạch chẩn).

I.- SỜ NẮN (Án chẩn, Xúc chẩn)

Sờ nắn để tìm xem vị trí và tính chất của bệnh, thường xem tại da, thịt, tay chân và bụng.

1.- Xem da thịt

Hàn nhiệt.

+ Sờ vào nóng ngay, càng lâu càng nóng là thực chứng, biểu nhiệt.

+ Sờ vào nóng, ấn sâu vào mát : trong hư ngoài thực.

+ Lòng bàn tay nóng, cảm thấy da nóng bừng nhưng không sốt, do hư nhiệt.

+ Da khô táo : Tân dịch giảm, ứ huyết.

+ Phù : ấn mạnh vết lõm còn là thủy thũng, vết lõm nổi đầy ngay là khí thũng.

- Da thuộc phế (phế chủ bì mao) do đó nếu lỗ chân lông thưa, hở dễ bị ngoại cảm.

- Mô, cơ nhục, thuộc tỳ (tỳ chủ cơ nhục).

+ Da thịt săn chắc, vừa phải là khí huyết sung mãn.

+ Da thịt nhão là là tỳ vị hư hàn.

+ Da thịt quá dầy là hay bị chứng thấp (do tỳ vị tích nhiệt : Thấp nhiệt).

- Gân cơ do can đởm phụ trách (can chủ cân), gân cơ cứng, căng chắc như dây đàn do tà khí xâm nhập vào huyết mạch gây ứ huyết.

- Thận chủ xương, xem độ cứng mềm của xương để biết chức năng của thận.

- Ấn tìm cảm giác đau :

+ Ấn mạnh vào đau tăng là thực chứng.

+ Ấn mạnh vào đau giảm là hư chứng.

- Đau chói là thực chứng hoặc ứ huyết.

- Đau ê ẩm do hư chứng hoặc hư hàn.

2.- Sờ tay chân :

- Tay chân lạnh, sợ lạnh là dương hư.

- Tay chân nóng là nhiệt thịnh.

- Nóng ở mu bàn tay là Biểu nhiệt, ngoại cảm. Nóng trong lòng bàn tay là nội thương.

3.- Xem bụng (Phúc Chẩn)

Tùy vị trí liên hệ với tạng phủ để dễ chẩn đoán.

Bụng là 1 phần cơ thể chứa đựng nhiều cơ quan phức tạp. Muốn chẩn đoán, cần biết qua vị trí các cơ quan trong bụng :

- Phần trên bụng, phía tay phải có gan, ống dẫn mật, túi mật.

- Phần trên bụng, phía tay trái có lách, bao tử, tụy tạng, kết tràng ngang.

- Phần dưới bụng, phía tay trái là ruột già, trực tràng.

- Phần bụng dưới của phụ nữ là tử cung, buồng trứng, dây chằng, bộ phận sinh dục.

- Phần dưới bụng : bọng đái, thận.

- Khi chẩn đoán cần lưu ý :

- Thích án (xoa bóp) thuộc hư, không thích xoa bóp (cự án) thuộc thực.

- Bụng có khối, rắn, đau, không di chuyển thường là khối giun, ứ huyết.

- Lúc có lúc tan, ấn vào không thấy hình thể, không ở 1 nơi nhất định thường do khí trệ.

- Trong việc châm cứu, việc thăm khám bằng cách sờ nắn rất quan trọng đặc biệt trong việc tìm các A thị huyệt hoặc các huyệt chẩn đoán để từ đó chẩn đoán được các đường kinh bệnh và chọn huyệt châm cứu có kết quả.

Bài liên quan

Đại Cương
Tính Chất của Âm Dương
Phân loại Âm Dương
©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper