Văn Chẩn

Nội dung của Văn chẩn (nghe) là để ý đến những tính chất của các âm thanh tiếng thở, tiếng ho, tiếng rên, ngửi mùi bốc ra từ người bệnh...

a) Tiếng nói :

- Tiếng nói nhỏ, hụt hơi, không đủ sức... là dấu hiệu của hư chứng.

- Tiếng nói to, vang, mạnh... là dấu hiệu thực chứng.

- Nói ngọng, khó nói, hay gặp trong chứng trúng phong.

- Hay nói, nói 1 mình là dấu hiệu tâm và thận hư.

b) Tiếng thở :

- Thở nhanh, thở mạnh... là dấu hiệu thực chứng.

- Thở nông, yếu là dấu hiệu hư chứng.

c) Tiếng ho :

- Ho có đờm là Thấu, ho không đờm là Khái, ho khan là bệnh nội thương...

- Ho kèm theo hắt hơi, sổ mũi... thường là do cảm phong hàn.

- Ho từng cơn, có tiếng rít... là ho gà.

d) Tiếng nấc :

- Nấc liên tục, tiếng to là thực nhiệt.

- Nấc thưa, tiếng nhỏ là hư hàn.

- Nơi người bệnh nặng, nếu nấc thường là bệnh nặng.

e) Ngửi mùi vị :

Cần theo dõi mùi buồng bệnh, giường bệnh, quần áo, da dẻ, hơi thở, các chất thải (Đờm, nước tiểu, phân...).

- Phân tanh hôi, loãng do Tỳ hư.

- Nước tiểu khai, đục do thấp nhiệt.

- Đờm tanh hôi, màu vàng xanh hoặc đục là dấu hiệu Phế ung (áp xe phổi).

- BS. Leisy Miser cho rằng : "Bằng khứu giác của mình, tôi có thể phát hiện ra được người mắc bệnh đái đường đứng cách tôi 10 bước". Ông đã tổng kết và đưa ra 1 bảng liệt kê hướng dẫn mùi vị của các loại bệnh.

+ Da của người mắc bệnh Thương hàn có mùi vị của bánh mì nướng, mùi của bệnh hoại thư...

Ông cho rằng bệnh đái đường và bệnh gan hoàn toàn có thể căn cứ vào hô hấp để phán đoán...

Bài liên quan

Đại Cương
Tính Chất của Âm Dương
Phân loại Âm Dương
©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper