Bụng - Cuống rốn

Ðối với các trẻ sơ sinh, cần phải đặc biệt chú ý tới rốn của các cháu trong 15 ngày đầu. Ngày nào cũng phải thay băng quấn rốn. Nếu thấy rốn ướt, đỏ, cần báo ngay cho bác sĩ biết.

Các hiện tượng rốn chảy máu hay có mủ cũng vậy, kể cả trong ngày thứ 6 hay thứ 7, là ngày cuống rốn rụng. Nếu rốn có những vệt đỏ nhỏ, bác sĩ có thể dùng nitrát bạc chấm vào. Trong khi khóc, nếu rốn Bé hơi lồi lên là chuyện bình thường.

Lồi rốn - Thoát vị bẹn:

Một số trẻ sơ sinh khi khóc, rốn lồi to lên. Hiện tượng này không có gì đáng lo ngại. Tuy rốn như vậy, nhưng sẽ không bao giờ bị thắt, và sẽ tự hết khi cháu lớn lên.

Nhiều bà mẹ chữa cho các cháu như sau: bọc một đồng tiền vào trong một lớp gạc rồi lấy băng, băng dính lên rốn cháu.

Tuy vậy, nếu trường hợp phần lồi lớn quá và mấy năm sau cũng không giảm bớt thì cần phải qua một cuộc phẫu thuật nhỏ .

Thoát vị bẹn, Bên trái hoặc bên phải bộ phận sinh dục

Hiện tượng này thường xảy ra với cháu trai. Cháu bé gái cũng có thể bị, nhưng ít hơn.

Với cháu trai, người ta thấy một cục cứng ở bẹn, nhiều khi ở ngay bìu. Bác sĩ chữa trị bằng cách băng chặt điểm đó lại và cũng có thể sẽ phải phẫu thuật tiếp theo.

Nếu là cháu gái thì đó là triệu chứng của sự thoát vị buồng trứng, cần phải phẫu thuật ngay. Không được băng hoặc ép vì có thể làm vỡ buồng trứng.

Thoát vị bẹn nghẹn - Nếu chỗ lồi cứng và đau ấn không lên nữa có thể bắt đầu chườm nóng cho cháu và cho cháu uống thuốc an thần. Nếu không có hiệu quả, cần phẫu thuật cấp cứu.

Bài liên quan

Ngực - Khó thở
Ngực - Ho
Ngực - Hen
©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper