Giá máu được bù lỗ 50%

TP - Rất nhiều người đặt câu hỏi: Những người hiến máu tình nguyện gần như cho không máu của mình, tại sao bệnh nhân vẫn phải trả đến 400.000 đồng để mua một đơn vị máu. Tuy nhiên, trên thực tế, nhà nước vẫn đang phải bù lỗ 50% cho một đơn vị máu. a một đơn vị máu. Tuy nhiên, trên thực tế, nhà nước vẫn đang phải bù lỗ 50% cho một đơn vị máu. Hiến máu trong Ngày Chủ nhật Đỏ 24-1-2010. Ảnh: Hồng Vĩnh
Một đại diện của Viện Huyết học và Truyền máu T.Ư ví von: “Máu được sử dụng như là đường và máu được lấy từ những người hiến máu tình nguyện là mía. Là nguyên liệu đầu vào, máu phải qua rất nhiều công đoạn xử lý tốn kém mới có thể sử dụng cho bệnh nhân cần máu được”.

Theo tính toán của các chuyên gia về bảo quản chế phẩm máu, giá thành cho một đơn vị máu toàn phần (bao gồm huyết tương, bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu) khoảng 800.000 đồng.

Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước đang hỗ trợ Viện HHTM T.Ư 50% chi phí chiết tách và bảo quản máu thông qua việc cấp tiền mua trang thiết bị chyên dụng, lương cho cán bộ nhân viên. Nhờ đó người bệnh cũng được giảm chi phí khi mua các thành phần máu tại bệnh viện.

Th.s Phạm Tuấn Dương - Phó Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu T.Ư cho biết, để có thể chiết tách và bảo quản các thành phần máu như huyết tương, bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu đòi hỏi trải qua nhiều công đoạn. Trong đó công đoạn bảo quản các chế phẩm máu sau khi đã tách chiếm chi phí rất lớn.

Chi phí nhiều nhất khiến giá thành mỗi đơn vị máu rất cao là do các trang thiết bị bảo quản máu đều được nhập từ nước ngoài.

Th.s Phạm Tuấn Dương cho biết thêm, máu sau khi được lấy ra khỏi cơ thể người hiến sẽ được vận chuyển trong thùng lạnh về Trung tâm truyền máu của Viện.

Một túi máu (tức một đơn vị máu) thường có kèm theo hai ống máu để làm xét nghiệm sàng lọc bệnh tật. Hai ống máu này được chuyển vào phòng xét nghiệm để xác định xem có nhiễm các loại virus gây bệnh truyền nhiễm như viêm gian B, viêm gan C, HIV, giang mai, sốt rét không. Nhân viên kỹ thuật cũng đồng thời định nhóm máu cho các đơn vị máu thu được.

Trong khi đó túi máu được chuyển đến phòng điều chế để thực hiện các kỹ thuật như ly tâm tách các thành phần của máu như huyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu ra độc lập với nhau.

Huyết tương có thời gian bảo quản lâu nhất, lên tới một năm ở nhiệt độ âm 25 độ C, được điều chế thành tủa lạnh điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh máu không đông. Tiểu cầu với thời gian bảo quản 3-5 ngày ở nhiệt độ 20-24 độ dùng để truyền cho bệnh nhân sốt xuất huyết, giảm tiểu cầu. Hồng cầu có thời hạn sử dụng 42 ngày ở nhiệt độ 2-4 độ C dùng truyền cho bệnh nhân thiếu máu.

Thái Hà

Orginal Source Giá máu được bù lỗ 50%

Bài liên quan

©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper