Danh từ "nhiễm độc thai nghén" xuất phát từ quan niệm đơn giản là khi có thai, chính phôi thai và nhau phát triển trong tử cung đã "gây độc" cho người mẹ. Nhiễm độc thai nghén xảy ra ở 2 thời kỳ thai nghén khác nhau và triệu chứng biểu hiện cũng khác nhau ở mỗi giai đoạn. Nếu thai đã sẩy, nạo đi hoặc đẻ rồi thì các triệu chứng này thường mất đi nhanh chóng.
Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầuSau khi có thai, nhiều chị em thấy xuất hiện các triệu chứng mà dân gian thường hay gọi là "ốm nghén". Ốm nghén thường biểu hiện bằng tình trạng mệt mỏi, gầy, xanh. lợm giọng, buồn nôn, ứa ra nước dãi hoặc nôn oẹ thực sự. Người có thai thường sợ cơm và thức ăn mà trước đây họ rất ưa thích nhưng lại rất thích ăn vặt. Thích các thức ăn chua và ngọt.
Tình trạng ốm nghén đó chính là hiện tượng nhiễm độc thai nghén nhẹ ở 3 tháng đầu thai kỳ. Nó bắt đầu từ khi có thai khoảng gần 1 tháng và thường kéo dài đến 3 tháng. Sau đó, các triệu chứng ốm nghén giảm dần rồi mất hẳn, thai phụ trở lại tình trạng bình thường. Tình trạng thai nghén có khả năng làm cho người phụ nữ hơi gầy sút đi nhưng không bị gầy yếu nặng.
Ngược lại, tình trạng nhiễm độc thai nghén nặng ở 3 tháng đầu thai kỳ diễn biến khác hẳn. Lúc đầu, thai phụ cũng có triệu chứng của nhiễm độc nhẹ nhưng thường sớm hơn. Tình trạng nhiễm độc mỗi ngày một nặng hơn, đặc biệt là nôn mửa. Thai phụ phải nôn nhiều, ăn thứ gì vào là nôn hết thứ ấy, thậm chí nôn hết thức ăn rồi vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi hoặc nôn khan. Do nôn nhiều và không ăn uống được gì nên cơ thể thai phụ bị mất nước, gầy sút trông thấy.
Đối với tình trạng nhiễm độc thai nghén nhẹ, thai phụ chỉ cần nghỉ ngơi, nên ăn nhẹ và chia ra làm nhiều bữa trong ngày. Có thể sử dụng một ít thuốc an thần để chống nôn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Biểu hiện nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuồi thai kỳ khác hẳn với nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng đầu. Có nhiều thể bệnh từ nhẹ đến nặng và hay gặp các triệu chứng sau:{mosimage}
- Phù:Phù là hiện tượng ứ nước trong các tế bào. Phù biểu hiện trên da làm căng da, to ra, dùng tay ấn vào thấy lõm. Nếu phù nhẹ thì thấy mi mắt buổi sáng ngủ dậy hơi mọng, hum húp sưng. Buổi chiều, mi mắt hết sưng thì chân nặng, ấn vào da chân ngay trên mắt cá thấy lõm xuống vết tay ấn (bình thường da ở đây mỏng, sát xương và không có vết lõm). Nếu bị phù nặng, chân sẽ sưng to, có khi phù sang cả bụng, ở mặt và toàn cơ thể
Đi đôi với hiện tượng phù, thai phụ còn tiểu ít. Lượng nước tiểu ngày càng giảm đi so với trước. Phù càng to, càng nhiều thì đi tiểu càng ít. Tình trạng phù này không chỉ biểu hiện ở dưới da mà còn phụ thuộc vào các phủ tạng bên trong cơ thể. Vì vậy, thai phụ có thể sẽ cảm thấy nhức đầu, mờ mắt...
- Xuất hiện protein trong nước tiểuNước tiểu của phụ nữ bình thường và thai phụ thường không có chất protein (hay albumine). Khi bị nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ, chất này hiện diện trong nước tiểu. Chất protein có trong nước tiểu càng nhiều thì tình trạng nhiễm độc thai nghén càng trầm trọng. Thông thường, mức độ nhiều ít của protein trong nước tiểu nhiều hay ít cũng thường đi song song với mức độ phù. Tuy vậy, cũng có trường hợp tuy phù nhiều nhưng chất protein trong nước tiểu lại ít hoặc không có. Trái lại, có trường hợp không rõ phù nhưng lượng protein trong nước tiểu lại cao. Cho nên, khi khám thai, bao giờ bác sĩ sản khoa cũng yêu cầu cho thử nước tiểu để tìm và phát hiện chất protein này
- Tăng huyết ápTăng huyết áp là một triệu chứng cũng hay thường gặp trong nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ. Muốn biết huyết áp tăng nhiều hay ít, ta có thể sử dụng máy đo huyết áp gia đình để kiểm tra hàng ngày. Tuy nhiên, nếu chị em thấy hay bị nhức đầu, bốc nóng lên mặt, giật giật ở thái dương hay ù ù ở trong tai. Tuy vậy, nếu thật sự bị cao huyết áp động mạch và đã có những triệu chứng kể trên thì thường ở mức độ bệnh đã chuyển biến nặng và số huyết áp thường đã quá cao ( trên 16 mmHg). Hơn nữa, nhiều khi tuy đo huyết áp thấy cao nhưng người bệnh lại không hề cảm thấy có một triệu chứng gì biểu hiện ra ngoài. Vì vậy, tốt nhất vẫn là phải đi khám thai định kỳ.
Tuỳ theo mức độ nhiễm độc, có người chỉ bị một trong 3 triệu chứng kể trên, có người vừa bị phù vừa có chất protein trong nước tiểu, có người lại có cả 3 triệu chứng vừa kể trên. Thai phụ nếu phát hiện được các triệu chứng ấy thì thường cũng có các triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu ... gọi là hội chứng "tiền sản giật". Đây là một hội chứng trầm trọng của nhiễm độc thai nghén, rất dễ dàng đưa đến cơn sản giật, rất nguy hiểm đối với tính mạng của mẹ và con.