Bệnh đỏ da toàn thân

Mục tiêu bài giảng : Sau bài này sinh viên có khả năng :

  1. Xác định được tầm quan trọng của bệnh đỏ da toàn thân
  2. Nắm được nguyên nhân bệnh.
  3. Mô tả được triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
  4. Điều trị đúng các biểu hiện của bệnh.
  5. Hướng dẫn được các cách dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu

I. ĐẠI CƯƠNG :

Bệnh đỏ da toàn thân (ĐDTT) là bệnh da đỏ có vảy. Trong đó da bệnh nhân đỏ khắp người, như con tôm luộc. Là bệnh thường xuất hiện thứ phát do nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng dù nguyên nhân nào cũng có chung, một đặc điểm.

- Đỏ da từ đầu đến chân.

- Toàn thân phù nề, tiết dịch hoặc đỏ da bong vảy khô.

- Kháng lại các phương pháp điều trị.

Hiện nay do sử dụng thuốc bừa bãi. Người ta thường hay gặp ĐDTT do thuốc. Không phải lúc nào cũng nhẹ vì có thể gây chết người. Ở nước ta hiện tượng này khá phổ biến do dùng thuốc bừa bãi, vô ý thức vì kém hiểu biết về y học của? nhân dân ta.

Dịch tể học của trúng độc da do thuốc : là biểu hiện thông thường chiếm 2-3% bệnh nhân nhập viện. Biểu hiện viêm da tróc vảy 4%. Bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi, nhất là phụ nữ do chuyển hóa thuốc giảm, chậm đào thải. Đa số phản ứng nhẹ, thường kèm ngứa, triệu chứng giảm sau ngưng thuốc. Trường hợp nặng đe dọa tính mạng bệnh nhân và không tiên đoán được. Dị ứng thuốc thường gây ra tai biến cấp nghiêm trọng.

II. NGUYÊN NHÂN :

1. ĐDTT toàn thân tiên phát : (chưa rõ nguyên nhân ) :

Hay gặp trong bệnh willson - brocq :? bệnh nhân xuất hiện đỏ da lan dần toàn thân, kèm theo xuất hiện hạch ngoại vi.

2. ĐDTT thứ phát :

- Sau những bệnh da có từ trước : vảy nến, Li ken phẳng, chàm cấp, vảy nến đỏ nang lông, Pemphigus dạng vảy lá.

- Sau một nhiễm trùng: chủ yếu do liên cầu thường gặp ở tuổi 50-60 nam giới hay bị.

- Do bệnh máu ác tính: leucemie, u sùi dạng nấm (Mycosid fongoid), biểu mô bào lưới, hodgkin

- Đỏ da toàn thân bẩm sinh( trẻ con)

- ĐDTT do thuốc:trong số các nguyên nhân gây ĐDTT nói trên, ĐDTT do thuốc hay gặp nhất. ĐDTT do thuốc là một trong nhữngbiểu hiện lâm sàng của dị ứng nhiểm độc da (dị ứng nhiễm độc da có nhiều hình thể lâm sàng như: Hồng ban đa dạng, hội chứng steven Johnson, hội chứng Lyell. Hồng ban cố định nhiễm sắc).

ĐDTT do thuốc được xem như một bệnh da cấp cứu. Do dùng dài ngày, liều cao, thường xuất hiện trong quá trình điều trị bằng thuốc kháng sinh, penicillin, streptomycin, sulfamide chậm, clorocid, kháng sốt rét : quinine an thần : gacdenan, bacbiturate, thuốc hạ nhiệt : pyramidon, thủy ngân, Asen, là độc dược, mã tiền...các thuốc đông y khoảng 40%.

Các thuốc trên dễ gây dị ứng trên cơ địa mẫn cảm, ĐDTT chưa rõ nguyên nhân.

III. LÂM SÀNG: (triệu chứng lâm sàng)

1. Khởi phát :

thường khởi phát bất thình lình. Sau khi dùng thuốc (tiêm, uống, xông, thậm chí cả bôi). Bệnh nhân có thể sốt cao + rét run, rối loạn tiêu hóa cùng với cơ thể mệt mỏi, đau đầu. Trên da có ngứa, thường ngứa ở đầu chi và mi mắt trội hơn ở những chỗ khác.

2. Toàn phát :

Xuất hiện sau khởi phát độ 1-2 ngày.

- Bệnh nhân tiếp tục ngứa khắp người, ở đầu chi và mi mắt ngứa trội hơn,

- Da đỏ : có thể là những đốm màu hồng nhỏ như trôn kim, khuy bấm ấn kính mất màu, ranh giới không rõ rệt so với da lành. Lan rộng nhanh chóng rồi chiếm toàn bộ cơ thể, thường các đốm đó bắt đầu ở các nếp gấp.

Trên nền da đỏ có thể :

- Bong vảy da ở vùng da mỏng, vảy bong như vảy phấn, vùng da dày, vùng bong thành mảng nhất là lòng bàn tay, chân.

- Mụn nước, phù và chảy nước.

Ngoài thương tổn da, còn có các triệu chứng “

- Hạch các nơi to, di động, đau, gan to có rối loạn? chức năng.

- Đái ít, phù, có albunin niệu, hồng cầu, bạch cầu, và trụ niệu thậm chí có thể? vô niệu.

- Uré huyết cao, rối? loạn điện giải.

3. Thời kỳ lui bệnh :

Thời kỳ này thường bắt đầu từ ngày thứ 10 trở đi, nếu được điều trị tốt, bệnh nhân đỡ sốt, hoặc hết sốt, da bớt đỏ và trở nên sẫm màu. Ngứa tăng lên so với thời kỳ toàn phát, bong vảy giảm dần.

Thời kỳ này thương tổn da thuyên giảm lại là lúc có các rối loạn chức năng các cơ quan bên trong như :

- Rối loạn dự trữ kiềm, bệnh trong tình trạng toan hóa máu.

Uré huyết cao.

- Rối loạn điện giải, rối loạn chức năng gan thận.

- Những tai biến dẫn đến cấp cứu nội khoa cũng hay xảy ra ở thời kỳ này.

Qua được các rối loạn nội tạng, bệnh nhân khỏe dần lên, đái được nhiều, da hết bong vảy, nền da xạm, hơi đen kéo dài 1 vài tháng. Nói chung nếu trị? tốt, bệnh không để lại di chứng nào đáng kể.

IV. CẬN LÂM SÀNG :

1. Giải phẫu bệnh : Trong đa số trường hợp là do viêm da mạn đặc hiệu và chỉ cho kết quả rõ ràng trong nhóm bệnh về máu.

2. Phản ứng? chuyển dạng lymyo bào (TTL).

3. Phản ứng hồng cầu (ngưng kết hồng cầu).

4. Phản ứng mất hạt bạch cầu kiềm.

5. Phản ứng khuyếch tán đôi.

Các xét nghiệm : thử ure máu huyết, phản ứng Gros Maclagan, tìm Transaminaza, Anbumin, hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu, điện giải đồ, dự trữ kiềm, các xét nghiệm cơ bản như công thức máu, soi tim phổi.

V. ĐIỀU TRỊ :

Điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân, và săn sóc bệnh nhân phải coi là những yếu tố liên quan mật thiết với nhau.

1. Tại chỗ :

Tắm thuốc tím pha loãng 1%0.

- Xoa bột tale, hoặc cởi trần nằm trên bột tale.

- Những chỗ chảy nước, loét dùng dung dịch có tính chất sát trùng như Milian, Nitrat bạc 0,5-1%.

- Những chỗ bong vảy da dùng mỡ oxyt kẽm, vùng vảy dày dùng mỡ Salicylé 2%, Flucin.

- Bôi miệng bằng glycerin borate.

- Nhỏ mắt thuốc chống nhiễm trùng.

Chế độ ăn :

- Ăn nhạt nếu có thương tổn thận

- Ăn thức ăn không có protein nếu bệnh nhân có uré huyết cao.

2. Toàn thân :

- Bồi phụ nước và điện giải, thường cho

Dung dịch mặn đẳng trương 500ml

Dung dịch ngọt đẳng trương 500ml

Depecsolon 30mg x 1 ống

Vitamin C 0,50 x 2 ống.

Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch chậm cho corticoide, thường cho liều lượng? 1-2mg/kg trọng lượng cơ thể.

- Lợi niệu.

- Bảo vệ chức năng gan thận.

- Chống bội nhiễm, chống dị ứng.

Chống nhiễm trùng đường toàn thân, dùng những thuốc ít khả năng gây dị ứng như nhóm Macrolides (erythromycin, Lincomycin, Josacin Midecamycine) hoặc nhóm Aminozit : gentamycin, netromycin. Sissomicin.

3. Điều trị triệu chứng :

Hạ sốt, giảm đau...

VI. DỰ PHÒNG :

Cấp I :

- Mọi người dân nên kiểm tra sức khỏe ít nhất 1 lần/ năm để phát hiện bệnh sớm.

- Nên tránh mọi yếu tố (thuốc, vật lý, cơ học, hóa chất) không thích hợp có thể gây ra tổn thương da.

- Những đối tượng trong gia đình có người bị trúng độc do thuốc nên cẩn thận khi dùng thuốc dù mới lần đầu.

- Nên dùng thuốc có chỉ định của Bác sĩ.

- Nên ghi nhận những thuốc mình dùng và theo dõi trong vài ngày sau để phát hiện những biểu hiện ở da và niêm mạc.

Cấp II :

Đối với người bệnh :

-Chẩn đoán đúng trước khi điều trị.

- Điều trị đúng chỉ định, đúng kỹ thuật một cách toàn diện theo nguyên tắc sinh học bệnh.

- Không nên dùng kháng sinh và corticoide bừa bãi.

- Tìm nguyên nhân để điều trị có hiệu quả khi bệnh nhân bị trúng độc da.

- Thận trọng khi sử dụng thuốc.

- Dùng những thuốc thật cần thiết.

- Ngưng ngay những thuốc nghi ngờ.

Cấp III :

- Trường hợp bệnh nặng, tỏa lan và biến chứng vào nội tạng, chuyển lên khoa da liễu.

- Giáo dục toàn dân : không nên dùng thuốc bừa bãi vì ngoài tác dụng trị bệnh thuốc còn có tác dụng độc hại.

Bài liên quan

BỆNH CHỐC
Bệnh chàm
Bệnh nấm
©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper