Vitamin B9 (Acid folic)

Acid folic được khám phá lần đầu tiên trong nấm men, được xem như một yếu tố “chống thiếu máu”. Acid folic là một thành viên của các vitamin nhóm B và có tên hóa học là Acid pteroyl glutamic.

Độ ổn định

Acid folic không bền với nhiệt, nước, không khí, và chất kiềm, và cẩn thận khi nấu nướng để đảm bảo còn lại đủ lượng acid này.

Chức năng

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Nhu cầu

Giới hạn trên cho việc sử dụng an toàn hàng ngày: 800mcg

Liều khuyến nghị hàng ngày:200-400mcg.

Nguồn thực phẩm

Thực phẩm

mcg/100mg

Men bia

400

Mầm lúa mì

310

Cám lúa mì

260

Quả hạch

110

Gan heo

110

Rau xanh

90

Bánh mì, bột thô

39

Trứng

30

Mỡ cá

26

Sự thiếu hụt

Sự thiếu hụt acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (thiếu máu ác tính), có liên quan đến giảm số lương bạch cầu, làm chậm quá trình tái tạo mô và như vậy ảnh hưởng đến sự phát triển màng nhày ruột. Trẻ sơ sinh và nhũ nhi sự tăng trưởng có thể bị ảnh hưởng.

Những đối tuợng có nguy cơ thiếu hụt

Người lớn tuổi (chế độ dinh dưỡng kém hoặc giảm hấp thu dinh dưỡng ở ruộpt).

Mắc hội chứng rối loạn hấp thu ở ruột (nhất là chứng tiêu phân mỡ, phân chứa chất béo không được tiêu hóa).

Phụ nữ có thai (tăng nhu cầu và dự trữ).

Người nghiện rượu.

Dùng bổ sung

Trẻ sinh dị tật

Rất cần bổ sung acid (400mcg/ngày) trước khi thụ thai cũng như trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, vì nhập ít acid folic làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh.

Thiếu máu

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Người nghiện rượu

Bổ sung acid folic có thể có ích cho những người nghiện rượu vì ở họ có khuynh hướng bị cạn kiệt nguồn vitamin này.

Bệnh mạch vành tim

Dùng bổ sung acid folic (cùng với các vitamin nhóm B khác) có thể làm giảm nồng độ homocysteine máu – một yếu tố nguy cơ độc lập và nguy hiểm của các bệnh lý tim mạch, nhất là xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.

Độ an toàn

Acid folic khá an toàn. Dùng liều cực lớn cũng ít thấy tác dụng phụ.

Tương tác thuốc và chống chỉ định

Vitamin B12

Việc bổ sung acid folic ở những người đang bị thiếu hụt vitamin B12 có thể che lấp triệu chứng và làm sai lệch hoặc chậm trễ chẩn đoán chính xác để điều trị thích hợp.

Kẽm

Liều acid folic rất cao có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu kẽm.

Methotrexate

Một vài loại thuốc dược dùng trong điều trị ung thư như methotrexate được chế tạo đặc biệt để ức chế acid folic (nhằm làm giảm sự phân chia tế bào). Các bệnh nhân này cần phải được bổ sung acid folic dưới sự giám sát chặt chẽ của các thầy thuốc.

Thuốc chống co giật

Không nên dùng acid folic cùng với các thuốc chống co giật trừ khi được hướng dẫn bởi thầy thuốc.

Bài liên quan

Vitamin A và các Carotenoid
Calcium
Đồng
Biểu hiện thiếu Vitamin
©2002-2024. Copyright by Sức Khỏe Cộng Đồng. Quản trị nội dung: BSCK2 Phạm Xuân Hậu.
Template by JoomShaper