Tăng huyết áp, là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh tim mạch. Nó còn là "tên giết người" thầm lặng, nghĩa là không gây triệu chứng gì ồn ào, nhưng lại dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng tai hại, nhiều khi là những biến chứng giết người.Trong nửa thế kỷ qua, bệnh tăng huyết áp đã được nghiên cứu khá kỹ, người ta cải tiến rất nhiều những quan niệm cũ kỹ trước đây về định nghĩa, chẩn đoán, xếp loại, biến chứng, và nhất là có một tiến bộ về điều trị, chăm sóc người tăng huyết áp.
Huyết áp là gì? Thế nào là tăng huyết áp?
Huyết áp là áp lực của máu trong lòng? mạch máu, ở đây là trong lòng các động mạch (nói nôm na là các mạch máu đỏ) chứ không tính đến áp lực trong lòng các tĩnh mạch (là các mạch máu đen).
Các động mạch đưa máu đỏ chứa nhiều oxy đi phân phối cho các cơ quan, bắp thịt, phủ tạng...vv.. áp lực trong lòng các động mạch rất lớn, nên khi chọc kim vào, máu vọt ra rất mạnh.Sau khi đã cung cấp oxy cho các cơ quan, máu trở nên nghèo oxy và chuyển sang máu đen, đúng hơn là mầu đỏ thẫm.
Máu đen theo các tĩnh mạch trở về tim để rồi sẽ qua phổi nhận oxy mới. Áp lực máu trong các tĩnh mạch rất thấp, chỉ khoảng 5 -10 mmHg nên khi chọc kim vào tĩnh mạch khuỷu tay để tiêm "ven", máu chỉ chảy ra thong thả chứ không phụt mạnh như khi chọc kim vào động mạch, bất kỳ động mạch nào.
Một điểm khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch có thể giúp ta phân biệt được vết thương vào mạch máu nào? Máu? động mạch thì phụt ra thành tia, theo nhịp tim. Khi tim bóp vào gọi là tâm thu, thì máu phụt ra rất mạnh, vì áp lực máu lúc đó rất lớn. Ở người thường lên tới 100-120 mmHg; còn khi tim giãn nghỉ gọi là tâm trương, huyết áp thấp rõ rệt, chỉ còn 60-80 mmHg. Máu trong tĩnh mạch trái lại, chảy đều vì áp lực trong tĩnh mạch lúc nào cũng giữ khoảng 5-10 mmHg. Khi đo huyết áp động mạch bằng huyết áp kế, người ta thấy rõ hai áp lực tâm thu và tâm trương này. Vì vậy kết quả đo huyết áp động mạch bao giờ cũng gồm hai con số: con số lớn (trước đây gọi là huyết áp tối đa) là huyết áp tâm thu, rồi đến con số nhỏ (trước đây gọi là huyết áp tâm trương). Cả hai con số đều có giá trị để đánh giá bệnh nặng, nhẹ; cho nên phải ghi và nhớ cả hai.Vậy huyết áp bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là tăng? Ðối với huyết áp tâm thu (con số lớn) thì từ 90 đến 139 mmHg là bình thường, từ 140 trở lên là cao. Từ 140 đến 159 là tăng huyết áp độ 1 (nhẹ); từ 160 đến 179 là độ 2 (trung bình), từ 180 trở lên là độ 3 (nặng).
Ðối với huyết áp tâm trương, Tổ chức Y tế thế giới quy định: dưới 90 mmHg là bình thường, từ 90 trở lên là tăng huyết áp.Từ 90 đến 99 là tăng huyết áp độ 1 (nhẹ); từ 100 đến 109 là độ 2 (trung bình); từ 110 trở lên là độ 3 (nặng). Xin xem bảng dưới đây của Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) năm 1999:
HA tâm thu
HA tâm trương
HA bình thường
< 140
< 90
Tăng HA độ 1 (nhẹ)
140-159
90-99
Tăng HA độ 2 (trung bình)
160-179
100-109
Tăng huyết áp độ 3 (nặng)
>180
110
Trong nhóm bình thường (<140/90), TCYTTG còn nói rõ hơn: dưới 130/85 là bình thường "thật", và dưới 120/80 là tối ưu (tốt nhất).
Nếu hai con số tâm thu và tâm trương ở hai độ khác nhau, thì lấy độ cao hơn để đánh giá. Thí dụ: huyết áp 150/90 nên coi là tăng huyết áp nhẹ: 170/95 là tăng huyết áp trung bình; 200/100 là tăng huyết áp nặng. Chú ý: Những con số huyết áp trên đây áp dụng cho tất cả người lớn từ 18 tuổi trở lên, nam cũng như nữ, già cũng như trẻ. Còn đối với trẻ em, phải dùng những bảng riêng cho từng lứa tuổi (xem bảng dưới) dùng cho trẻ em Việt Nam.
Tuổi
Huyết áp nam
Huyết áp nữ
1
90/53
89/54
4
97/56
96/57
7
99/58
100/61
12
105/63
106/66
15
110/70
110/70
Không nên quan niệm sai lầm rằng huyết áp ở người già cao hơn mới là bình thường. Con số bình thường ở người 70 tuổi cũng vẫn như của người 20 tuổi. Con số 110/70 ở người 80 tuổi không phải là hạ huyết áp!Một trường hợp đặc biệt nữa là huyết áp tâm trương vẫn bình thường, nghĩa là dưới 90 mmHg, trong khi huyết áp tâm thu lại cao, trên 140. Khi đó người ta dùng cụm từ tăng huyết áp tâm thu đơn thuần. Kiểu tăng huyết áp này hay gặp ở người già, cũng hay có biến chứng như tăng huyết áp cả hai con số.
Ðo huyết áp như thế nào là đúng?
Nhiều người tưởng tăng huyết áp thì phải đau đầu. Sự thật không phải như vậy. Ða số bệnh nhân tăng huyết áp không thấy triệu chứng gì báo hiệu, chỉ khi được đo bằng huyết áp kế mới thấy được huyết áp cao hay thấp. Thậm chí có người khi nào huyết áp xuống thấp lại đau đầu dữ dội?
Từ 40 tuổi trở lên, nên đo huyết áp luôn, độ 2-3 tháng 1 lần. Nếu thấy huyết áp cao, dù chỉ một chút thôi cũng cần đo nhiều lần hơn, thí dụ mỗi tháng 1-2 lần. Mỗi lần đo phải ghi kết quả vào y bạ, ghi cả ngày giờ đo, cả tên người đo nếu tiện.Trường hợp đã có bệnh tăng huyết áp thật sự, càng nên 'đo huyết áp’ nhiều lần hơn, có khi hàng tuần, hàng ngày.
Nếu thấy cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu đo 2 - 3 lần trong ngày hoặc nhiều hơn nữa. Các lần đo chỉ nên dùng một loại máy huyết áp kế và tốt nhất chỉ do một người đo.Vì phải đo nhiều lần như vậy nên mỗi gia đình cần có một máy đo huyết áp. Máy thủy ngân đảm bảo chính xác hơn máy đồng hồ. Giá một máy huyết áp kế, cả ống nghe chỉ tương đương giá tiền mua dăm bao thuốc lá ngoại. Gần đây trên thị trường có bán máy đo huyết áp điện tử "hiện số" chạy bằng pin, máy này có ưu điểm là dễ dùng và không cần ống nghe nên tuy độ chính xác không cao và tương đối đắt tiền, vẫn được dùng rộng rãi.
Những máy buộc vào cánh tay chính xác hơn buộc vào cổ tay hay ngón tay. Về cách đo huyết áp cần được bác sĩ hướng dẫn cho 1-2 người trong gia đình lần đầu, sau đó các bạn có thể tự đo được. Ðể có số đo chính xác cần chú ý những chỉ dẫn sau:1. Trước khi đo nửa giờ phải nghỉ làm việc nặng, ăn, hút thuốc lá hoặc ra ngoài trời lạnh.
2. Ngồi nghỉ 10 phút trong buồng ấm, nới lỏng tay áo, cánh tay để xuôi theo thân người, không giơ ngang.3. Cứ nên để ngồi như vậy, bơm hơi cho đến lúc còn sờ thấy mạch ở cổ tay nữa thông thường nên bơm đến 200 rồi cho khí thoát ra từ từ.
4. Bắt đầu nghe thấy tiếng đập, dù nhỏ, là lúc áp kế chỉ huyết áp tâm thu (không gọi là huyết áp tối đa).5. Tiếp tục tháo hơi đến khi nghe tiếng đập mất hẳn, là lúc huyết áp tâm trương (không gọi là huyết áp tối thiểu). Không nên lấy tiếng đập thay đổi âm sắc như đã học xa kia.
6. Nếu cần đo lại lần thứ hai thì phải tháo hết hơi ra, sau đó tiếp tục các động tác như lần đo trước.Tại sao huyết áp người ta lại cao?
Trong số những người tăng huyết áp chỉ có một số rất nhỏ, vài phần trăm người bệnh là do có một bệnh rõ rệt, thí dụ một bệnh ở thận, ở thượng thận hoặc do uống thuốc như thuốc tránh thai hay corticoid (prednison, prednisolon). Số đông còn lại 95=97% không có nguyên nhân rõ ràng nên gọi là tăng huyết áp "vô căn".Có một số nguyên nhân rất dễ đưa đến tăng huyết áp vô căn, đó là: ăn quá nhiều muối natri, béo phì, thiếu vận động thể lực, nghiện thuốc lá, căng thẳng tinh thần, cả di truyền và tuổi cao nữa. Người ta gọi là những nhân tố nguy cơ hoặc yếu tố nguy cơ.
Trước kia, nhiều bác sĩ cho rằng tăng huyết áp là do vữa xơ động mạch!Quan niệm đó ngày nay đã được chứng minh là sai rồi, cần bỏ hẳn. Ngược lại, chính tăng huyết áp mới là nguyên nhân thúc đẩy các động mạch bị vữa xơ nhanh hơn.
Tuy nhiên cũng cần phải công nhận rằng có những người gìn giữ rất cẩn thận, không thuốc lá, không ăn mặn, kiêng rượu và mỡ, ăn nhiều rau quả v.v mà huyết áp vẫn cao - Tại sao vậy? Vì bây giờ người ta đã tìm ra những gen gây tăng huyết áp, mới tìm ra được 6 gen như vậy. Chắc chắn trong tương lai không xa sẽ tìm thêm? được nhiều gen tăng huyết áp mới. Người nào sinh ra đã có 6 gen rồi, thì giữ gìn đến mấy cũng bị tăng huyết áp; với 4-5 gen, xác suất mắc bệnh ít hơn. Còn nếu chỉ có 1-2 gen hoặc không có gen nào, thì dù có hơi ! "bừa bãi" một chút, cũng ít khi bị tăng huyết áp.
Nhưng hiện nay khoa học chưa có khả năng cho biết mình có mấy gen tăng huyết áp. Nên tốt hơn hết là cứ phải sống khoa học hợp lý như lời khuyên của bác sĩ (xem bài các sinh hoạt để phòng và chữa tăng huyết áp mới phòng và chữa tăng huyết áp được.
Tăng huyết áp dao động có nguy hiểm không?
Huyết áp của người khỏe mạnh cũng như của người tăng huyết áp bao giờ cũng biến đổi ít nhiều trong 24 giờ. Ða số có huyết áp thấp nhất vào khoảng 2-3 giờ sáng, sau đó tăng dần lên và giữ ở mức cao hơn vào ban ngày. Bình thường sau khi ngủ dậy buổi sáng 6 giờ huyết áp lên cao cho đến 19-20 giờ mới xuống dần, thấp nhất là 24 giờ đến 5 giờ sáng. Một số người dùng chữ ‘"tăng huyết áp dao động" khi các con số đo được có lúc cao hơn 140/90 có lúc thấp hơn mặc dù chưa dùng thuốc tăng huyết áp. Dao động như vậy là một dạng nhẹ của tăng huyết áp có thể nói là rất nhẹ và thường được coi như tăng huyết áp giới hạn (không đáng kể). Tuy chưa cần dùng thuốc, nhưng cũng cần theo những lời khuyên, để ngăn huyết áp khỏi cao thường xuyên. Hiện nay người ta khuyên không nên dùng từ tăng huyết áp dao động vì dễ hiểu lầm.
Thế nào là huyết áp kẹt. Huyết áp kẹt có đáng sợ không?
Người ta dùng chữ huyết áp kẹt khi hai con số tâm thu và tâm trương quá gần nhau. Bình thường huyết áp tâm trương bằng nửa huyết áp tâm thu cộng thêm 10-20 mmHg. Thí dụ: huyết áp tâm thu bằng 110 thì huyết áp tâm trương vào khoảng 65-75. Nếu huyết áp tâm trương là 80-90 thì có thể coi là huyết áp kẹt.
Trước đây, người ta cho rằng huyết áp kẹt là do tim bị yếu nặng, tiên lượng không tốt. Nhưng sau này không có nghiên cứu nào cho thấy tăng huyết áp kẹt lại nặng hơn. Vì vậy 4-5 chục năm gần đây, các nhà chuyên khoa không nói gì đến tăng huyết áp kẹt nữa, mà chỉ dùng cụm từ tăng huyết áp tâm thu, tăng huyết áp tâm trương, tăng huyết áp toàn bộ (thu - trương) mà thôi.
Thậm chí nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng huyết áp kẹt có nghĩa là động mạch có độ đàn hồi tốt, và do vậy thực tế thấy ít bị nhồi máu cơ tim hơn người có 2 con số huyết áp cách xa nhau.
Về điều trị, cũng dùng thuốc như trong tăng huyết áp thông thường (xem dưới), không có thuốc gì đặc trị cho tăng huyết áp "kẹt' cả.
Tăng huyết áp có thể gây ra những biến chứng gì?
Chính những biến chứng mới là nỗi nguy hiểm của tăng huyết áp. Có 4 cơ quan trong cơ thể người hay bị biến chứng của tăng huyết áp. Ðó là:
Não: Tắc mạch não, chảy máu não là những biến chứng nặng nhất và hay gặp nhất. Người bị liệt nửa người và có thể chết. Nhẹ hơn, là những rối loạn chức năng não như: Nhức đầu dữ dội, mờ mắt, chóng quên v.v...
Chỉ cần hạ được 5 mmHg ở người tăng huyết áp là số tai biến mạch máu não giảm được 35-40%.
Tim: Tim bị to ra, cơ dày lên, nặng hơn nữa là đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim.
Thận: Phù và suy thận gây thiếu máu, mệt mỏi.
Ðộng mạch: Hẹp hoặc tắc động mạch ở chi, ở cổ. v.v.. Tắc động mạch ở đáy mắt, có thể mù đột ngột.
Tại sao có người gầy (ốm) xanh xao mà huyết áp vẫn cao, trong khi có người béo (mập) da đỏ hồng hào, mà huyết áp lại thấp?
Huyết áp cao hay thấp không hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe chung. Tuy nhiên trong thực tế, người béo, nhất là béo quá khổ, dễ bị tăng huyết áp hơn người có cân nặng trung bình (xem dưới). Muốn biết huyết áp tăng hay bình thường, chỉ có một cách là đo bằng máy, chứ không dựa vào gầy hay béo, xanh xao hay hồng hào.
Tăng huyết áp ở người già, trên 60 tuổi có đặc điểm gì.
Ðặc điểm tăng huyết áp ở người già là:
Tăng huyết áp hay gặp ở người cao tuổi hơn ở người trẻ tuổi. Thí dụ: Việt Nam từ 20 đến 29 tuổi chỉ có 1,6% bị tăng huyết áp. Càng nhiều tuổi tỷ lệ đó càng tăng; đến 50-54 tuổi đã là 9,72%; 55-69 tuổi là 12,1%, 60-64 tuổi là 15,5%; 65-69 tuổi là 19,5%; và trên 70 tuổi là 29,3%.
Chữa tăng huyết áp ở người già đem lại nhiều lợi ích hơn ở? người trẻ: tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong đều hạ xuống rõ rệt. Không nên quan niệm rằng đã già rồi không cần chữa. Ở người già, phải dùng thuốc liều thấp để hạ huyết áp từ từ. Hạ nhanh quá dễ phát sinh thêm các biến chứng khác.
Là vì ở người già hay có các tác dụng phụ do thuốc, không nên hạ huyết áp bằng dùng nhiều thuốc quá. Huyết áp được hạ xuống tới 140/90 là tốt rồi; đôi khi phải tạm chấp nhận với con số huyết áp cao hơn thế, chẳng hạn: 160/95!
Tăng huyết áp ở phụ nữ có thai, có gì khác với tăng huyết áp ở người khác
Ở người có thai, đo huyết áp thấy con số tâm trương từ 85 trở lên đã phải lưu ý, và từ 140/90 trở lên là bệnh rõ. Hoặc so với lúc chưa có thai, con số tâm trương tăng lên 15mmHg hoặc con số tâm thu tăng thêm 25mmHg hoặc con số tâm thu tăng thêm 25mmHg cũng là bệnh lý rồi. Thí dụ trước kia vẫn là 110/50 mà khi có thai đo được 135/75 là có tăng huyết áp. Bệnh nhân phải nằm nghỉ, được bác sĩ theo dõi sát, chú ý không dùng thuốc lợi tiểu có hai cho cả mẹ lẫn con. Có thể dùng methyldopa, không được dùng thuốc ức chế men chuyển.
Ðể dự phòng tăng huyết áp khi có thai, điều cơ bản là không nên có thai lúc còn quá trẻ, dưới 18 tuổi. Ngoài ra nếu có tăng huyết áp từ trước, thì phải điều trị đúng và theo dõi huyết áp luôn.
Người trẻ tuổi có hay tăng huyết áp không? Nếu tăng phải làm gì?
Người trẻ tuổi ít bị tăng huyết áp hơn người già rất nhiều. Nhưng tăng huyết áp ở người trẻ có hai đặc điểm:
Hay gặp tăng huyết áp "thứ phát", nghĩa là huyết áp cao do một bệnh nào đó ở thận, thượng thận, hoặc do uống thuốc, như thuốc tránh thai hoặc cam thảo. Vì vậy người bị tăng huyết áp càng trẻ càng phải thăm khám kỹ lưỡng và cầu kỳ hơn để tìm nguyên nhân.
Nói chung phải đến các bệnh viện lớn mới có điều kiện tìm nguyên nhân tăng huyết áp ở người dưới 40.
Diễn biến nhanh hơn, nặng hơn, nhiều biến chứng hơn, và việc điều trị cũng phải tích cực hơn theo dõi sát sao hơn.